CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG KIM THẾ GIA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH KINH DOANH THEO MẠNG.

Go down

TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH KINH DOANH THEO MẠNG. Empty TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH KINH DOANH THEO MẠNG.

Bài gửi  vanthanh_DiAn Wed Dec 07, 2011 6:06 pm

TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH KINH DOANH THEO MẠNG.

(Đây là một bài báo mà V-group.com.vn sưu tầm được, bài viết không chỉ là tư liệu cho những thành viên đang tham gia MLM với những con số xác thực và cụ thể mà còn là động lực cho những ai còn e ngại ngành nghề hấp dẫn này.)



Thế kỷ XXI đang chứng kiến sự thay đổi trong thói quen mua hàng của người tiêu dùng.alt

Thay vì nằm một nơi nào đó trên kệ trong các hệ thống siêu thị, cửa hàng truyền thống, giờ đây hàng hóa đang tự tìm đến người tiêu dùng. Với sự phát triển của e-Commerce các cửa hàng ảo được mọc lên trên Net và Ngành Bán hàng trực tiếp - DSA đang là một trong những lĩnh vực kinh tế phát triển mạnh nhất trong nền kinh tế thế giới. Hàng tỉ đôla đang chuyển từ hệ thống bán lẻ truyền thống sang hệ thống bán hàng qua catalogue, mua hàng qua tivi (televised home shopping), các cửa hàng ảo trên mạng Internet... Và Kinh doanh theo mạng(KDTM) đang đóng vai trò ngày càng lớn trong cuộc cách mạng này.



Trong khi mức tăng trưởng của ngành kinh doanh bán lẻ truyền thống ở Mỹ chỉ đạt 3% mỗi năm, thì chỉ số này của lĩnh vực kinh doanh theo catalogue và gửi thư chào hàng trực tiếp (direct mail) là 7% mỗi năm. Riêng mức tăng trưởng doanh số của ngành KDTM đạt tốc độ đáng kinh ngạc: 20-30% mỗi năm.

Lần đầu tiên, KDTM được báo chí nhắc đến một cách tương đối có thiện cảm là vào năm 1990, khi tạp chí “Business” - một tạp chí kinh doanh hàng đầu của Mỹ đăng bài viết về ngành kinh doanh này với tựa đề: “KDTM – phương pháp tiếp cận người tiêu dùng hữu hiệu nhất của những năm 90” của tác giả Richard Poe, lúc đó là tổng biên tập của tòa báo. Năm 1992, cũng lại tác giả này có một bài viết nữa về KDTM mang tên: “Chúng tôi tạo ra những triệu phú”. Đây là một bước ngoặt trong sự nhìn nhận của công chúng đối với KDTM vì trước đó, các đại diện của ngành KDTM luôn là đối tượng công kích của giới báo chí và bị gán cho những cái tên như: “kiểu làm ăn chụp giựt”, “trò tháp ảo” dành cho những người tham tiền, cả tin và liều lĩnh...

Giờ đây, các tạp chí từ Wall Street Journal cho đến New York Times đều nói về ngành kinh doanh này với thái độ khác hẳn. Quả thật, trong bối cảnh hàng triệu người mất việc làm hoặc gia nhập đội ngũ những người làm việc tạm thời hoặc bán thời gian, tư vấn tự do hoặc kinh doanh đơn lẻ trong thập niên vừa qua sau những đợt sáp nhập, chuyển nhượng, giảm biên chế hoặc đóng cửa của các tập đoàn hoặc là nạn nhân của sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ và tự động hóa, ngành KDTM đã chứng tỏ mình như một giải pháp việc làm tối ưu trong nền kinh tế hiện đại. Có thể nói, các công ty KDTM đang trở thành mảnh đất “dụng võ” cho những thành phần nhân lực do các tập đoàn “thải” ra, bao gồm đại diện đủ các ngành nghề như bác sĩ, luật sư, môi giới chứng khoán và thậm chí cả các Giám đốc các công ty đã mệt mỏi với những bon chen trong các công ty kinh doanh truyền thống.

Bên cạnh đó, kiểu quảng cáo và tiếp thị thông thường ngày càng trở nên kém hiệu quả. Theo các số liệu thống kê, mỗi người dân Mỹ hiện là đối tượng mục tiêu của ít nhất 145 thông điệp quảng cáo mỗi ngày. Song rõ ràng là cơ hội tiếp cận mục tiêu của các nhà quảng cáo đã giảm hẳn so với trước kia bởi khán giả xem truyền hình ngày càng mệt mỏi với quảng cáo trực tiếp và có chiều hướng né tránh chúng. Thêm vào đó, do số lượng quảng cáo và các kênh quảng cáo ngày càng tăng, từ truyền hình đến Internet, nên các thông điệp quảng cáo ngày càng có nguy cơ bị chìm trong mớ hỗn độn thông tin mà người tiêu dùng nhận được mỗi ngày. Và vì vậy, ngày càng có nhiều công ty với phương châm “Không đợi khách hàng tìm tới Bạn mà hãy tự tìm đến họ” phải nhờ đến KDTM như một giải pháp tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả nhất.
Theo số liệu của Directing Selling Association (DSA - Hiệp hội bán hàng trực tiếp), doanh thu của ngành KDTM trên toàn thế giới năm 2000 đạt hơn 80 tỷ đôla Mỹ. Riêng ở Mỹ, doanh số của ngành này năm 2000 là 20 tỉ đôla với gần 8 triệu người tham gia.

Những quá trình xảy ra ở Mỹ không thể không ảnh hưởng đến các nước khác. Một số nước đã thông qua các đạo luật “bật đèn xanh” cho hình thức kinh doanh này. Hiện nay, KDTM đang phát triển mạnh ở 125 nước trên khắp các châu lục. Hiện trên thế giới có hơn 4000 công ty MLM lớn. Ở châu Âu có hơn 700 công ty KDTM, ở Tiểu Á có hơn 800, ở Nga có hơn 70 công ty lớn.

Hàng ngàn công ty, trong đó có những công ty hàng đầu thế giới như Ford, Colgate, Canon, Lipton, Coca-Cola, Palmolive, Johnson & Johnson, Toyota .v.v. đang sử dụng KDTM để phân phối sản phẩm. Các công ty KDTM phân phối rất nhiều các mặt hàng khác nhau như bảo hiểm, các sản phẩm hóa chất dùng trong sinh hoạt, thẻ tín dụng, đồ trang sức, bát đĩa, máy vi tính, máy kéo mini...

500 công ty lớn nhất thế giới do Tạp chí Fortune công bố như IBM hay MCI hiện nay đều đang phân phối sản phẩm và dịch vụ qua kênh phân phối của các công ty MLM. IBM hiện đang bán các chương trình đào tạo qua Internet thông qua công ty Big Planet, một chi nhánh của tập đoàn NuSkin International. Dupont và Conagra đã liên kết với nhau năm 1988 để lập ra công ty liên doanh về công nghệ sinh học mang tên DVC với công ty KDTM mang tên Legacy USA chuyên bán các sản phẩm dinh dưỡng. Tháng 5 năm 1999, NBTY - một “đại gia” trong làng thức ăn dinh dưỡng – cũng mua công ty KDTM Dynamic Essentials Incorporated (DEI) để phục vụ mục đích phân phối sản phẩm của công ty. Ngay như CitiGroup, công ty lớn nhất thế giới về các dịch vụ tài chính và bảo hiểm nhân thọ cũng đang phân phối qua công ty con KDTM mang tên Primerica. Công ty có lợi nhuận tăng nhanh nhất trong những năm gần đây, đang niêm yết tại American Stock Exchange cũng là một công ty KDTM có tên là Pre-Paid Legal Services.

AT&T là một trong những tập đoàn lớn đầu tiên phải “nếm mùi” thất bại trước những đối thủ nhanh chân hơn trong việc áp dụng công cụ KDTM. Trong vòng 5 năm từ 1987 đến 1992, AT&T đã mất 15% thị phần ở nước ngoài cho MCI và Sprint. MCI lúc đó đã phân phối dịch vụ của mình trên toàn cầu thông qua tập đoàn Amway. Tương tự, Sprint cũng rất thành công trong việc tiếp thị dịch vụ của mình qua một công ty KDTM là Network 2000. Các đại diện bán hàng của Network 2000 tỏ ra hiệu quả hơn gấp 10 lần so với các nhóm tiếp thị của Sprint trong việc tìm kiếm khách hàng! Rốt cuộc, AT&T đã nhận ra một điều: KDTM là một đối thủ đáng gờm khi đối đầu với nó, song nó lại là một công cụ đắc lực cho những nhà điều hành sáng tạo biết vận dụng nó.

KDTM cũng được các doanh nghiệp vừa và nhỏ - những người không có kinh phí cho quảng cáo – đặc biệt ưa chuộng, bởi các nhà phân phối đồng thời là những người tiêu dùng hài lòng với sản phẩm chính là cách quảng cáo hữu hiệu nhất. Trong những năm 90 có tới 50% hàng hoá và dịch vụ trên thị trường Mỹ được mua qua KDTM và đến năm 2000, tỉ lệ này đã là 65%. Tổng cộng có hơn 100 triệu người Mỹ mua hàng qua hệ thống KDTM ít nhất 1 lần mỗi năm. Ở Nhật, có tới 90% lượng hàng được tiêu thụ qua mạng lưới KDTM, nhờ vậy mà Nhật có được mức tăng trưởng kinh tế vượt bậc.

Theo dự đoán của các chuyên gia phân tích kinh tế, trong thế kỷ 21 sẽ có 70% hàng hoá trên thế giới được bán qua hệ thống KDTM.

KDTM đã thực sự bùng nổ trên toàn cầu và thu hút hơn 30 triệu người tham gia các mạng luới này.

Khoảng 500 ngàn người trên toàn thế giới đã trở thành triệu phú nhờ hệ thống KDTM. Theo số liệu của tạp chí "Success", cứ mỗi tuần ngành công nghiệp này lại sản sinh ra 2 nhà triệu phú mới.

Mỗi tháng trên toàn thế giới lại có hơn 100 ngàn người mới gia nhập KDTM. Khoảng 15% dân số Mỹ, tức là cứ 9 người dân Mỹ thì có 1 người tham gia phân phối trong các công ty KDTM. Riêng ở Nhật có hơn 2 triệu nhà phân phối với tổng doanh thu đạt 30 tỷ USD mỗi năm.

Ở Đài Loan, cứ 12 người dân lại có môt người tham gia hệ thống KDTM. Tổng doanh thu của KDTM ở Đài Loan và Triều Tiên đạt gần 2 tỷ USD mỗi năm.

Ở Malaysia, hơn một triệu người tham gia KDTM đã đưa doanh thu cuả năm 1998 lên đến con số 1 tỷ USD.

Tại Úc, doanh thu của KDTM đạt hơn 1,5 tỷ USD mỗi năm. Để được tham gia một buổi hội thảovề KDTM, những người dân Úc phải bỏ ra 5-7 giờ đồng hồ đi đường – điều này cho thấy sức hút kỳ lạ của loại hình kinh doanh này.

Doanh số bán hàng của KDTM tại Đức, Ý và Pháp đạt hơn 2 tỷ USD mỗi năm, riêng ở Anh, con số này là 1 tỷ USD. Ở các nước Đông Âu, KDTM cũng đang phát triển rất mạnh.

Tại Slovenia, Ba Lan, Tiệp và Hungary, KDTM cũng phát triển với tốc độ chóng mặt.Tại Tây Ban Nha, các công ty KDTM đã đạt được doanh thu hơn 700 triệu USD mỗi năm, ở Áo con số này là 300 triệu USD, ở Thuỵ sĩ là 200 triệu USD, doanh thu ở các nước Thuỵ Điển, Na Uy và Phần Lan cũng đạt tới con số hàng trăm triệu đôla. Tại Brazin, có tới gần 1 triệu nhà phân phối với doanh thu tổng cộng hơn 3 tỷ USD mỗi năm.

Ở Achentina, con số này lên tới 1 tỷ USD. Doanh số ở Nam Triều Tiên cũng đạt 400 triệu USD. Các nhà phân phối đã ứng dụng những công nghệ kinh doanh tiên tiến nhất như hệ thống viễn thông và các quy trình tự động hoá vào việc bán sản phẩm.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của ngành Bán hàng trực tiếp - DSA chính là dịch vụ mà ngành này cung cấp cho khách hàng. Việc phân phối trực tiếp tạo điều kiện cho khách hàng mua sản phẩm ngay tại nhà. Đồng thời, khách hàng còn nhận được những thông tin tư vấn chi tiết về cách sử dụng sản phẩm mà họ đặt mua, có thể kiểm tra các sản phẩm chào bán. Bạn cứ thử so sánh với việc mua ở cửa hàng mà xem! Ở đó chỉ có những người bán hàng thường là chỉ biết gói hàng và chìa cho khách một cách vô hồn mà thôi!

vanthanh_DiAn

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 01/12/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết